Nhiệm kỳ tổng thống thứ hai (2002–2007) Jacques_Chirac

Ở độ tuổi 69, Chirac thực hiện cuộc tranh cử tổng thống thứ tư của mình năm 2002. Ông là lựa chọn đầu tiên của chưa tới một trong năm cử tri ở vòng một trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 4 năm 2002. Mọi người chờ đợi ông sẽ đối mặt với đương kim thủ tướng Lionel Jospin (PS) ở vòng hai cuộc bầu cử; thay vào đó, Chirac lại đối đầu với chính trị gia cực hữu gây nhiều tranh cãi Jean-Marie Le Pen của Mặt trận Quốc gia (FN), và vì thế đã giành thắng lợi với cách biệt rất lớn (82 phần trăm); mọi đảng ngoài Mặt trận Quốc gia (ngoại trừ Lutte ouvrière) đều kêu gọi tẩy chay Le Pen, thậm chí khi việc đó đồng nghĩa với việc bỏ phiếu cho Chirac. Những slogan kiểu "bỏ phiếu cho kẻ lừa gạt, không bỏ phiếu cho tên phát xít" hay "bỏ phiếu với một mảnh vải bịt mũi" xuất hiện, khi những cuộc tuần hành lớn trong giai đoạn giữa hai vòng bầu cử diễn ra trên khắp nước Pháp. Chirac ngày càng mất lòng dân ở nhiệm kỳ thứ hai. Theo một cuộc điều tra tháng 7 năm 2005,[27] 32% ủng hộ Chirac và 63% không ủng hộ. Năm 2006, tờ The Economist đã viết rằng Chirac "là người Tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử nền đệ ngũ cộng hoà."[28]

Đầu nhiệm kỳ

Khi Đảng Xã hội cánh tả xáo trộn sau thất bại của Jospin, Chirac đã tổ chức lại chính trị cánh hữu, thành lập một đảng mới, ban đầu gọi là Liên minh của Đa số Tổng thống, sau đó là Liên minh vì một Phong trào Nhân dân (UMP). Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà đã tan vỡ; một số thành viên đã lập ra Eurosceptic ly khi. KHi những người tự do phái Giscar của Liên minh Dân chủ Pháp (UDF) đã chuyển theo cánh hữu.[29] UMP giành thắng lợi dễ dàng trong cuộc bầu cử nghị viện sau cuộc bầu cử tổng thống.

Trong một chuyến thăm chính thức tới Madagascar ngày 21 tháng 7 năm 2005, Chirac đã miêu tả sự đàn áp cuộc nổi dậy Malagasy năm 1947, khiến từ 80,000 tới 90,000 người chết, là "không thể chấp nhận".

Dù có sự chống đối trước đó với sự can thiệp của chính phủ Chirac thông qua gói hỗ trợ 2.8 tỷ euro cho người khổng lồ trong lĩnh vực sản xuất Alstom đang gặp khó khăn.[30] Tháng 10 năm 2004, Chirac đã ký một thoả thuận thương mại với Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào nơi Alstom đã được trao các hợp đồng trị giá 1 tỷ euro và những hứa hẹn khoản đầu tư tương lai vào Trung Quốc.[31]

Âm mưu ám sát

Ngày 14 tháng 7 năm 2002, trong lễ kỷ niệm Ngày Bastille, Chirac đã thoát khỏi một âm mưu ám sát bởi một tay súng đơn độc với một khẩu súng giấu trong hộp đàn guitar. Kẻ ám sát đã bắn một viên đạn về phía đoàn xe hộ tống tổng thống, trước khi bị những người xung quanh khống chế.[32] Người này, Maxime Brunerie, đang phải trải qua những cuộc thử nghiệm tâm thần; nhóm bạo lực cực hữu mà ông ta tham gia, Unité Radicale, sau đó đã bị giải tán.

Đột quỵ

Đầu tháng 9 năm 2005, ông trải qua cái mà các bác sĩ miêu tả là một 'vascular incident'. Nó được thông báo là một cơn 'đột quỵ nhỏ'[33] (cũng được gọi là chứng thiếu máu cục bộ thoáng qua).[34] Ông đã hồi phục và quay trở lại nhiệm sở ngay sau đó.

Cuộc trưng cầu dân ý năm 2005 về TCE

Ngày 29 tháng 5 năm 2005, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại Pháp để quyết định việc liệu nước này có phê chuẩn hiệp ước đề xuất một Hiến pháp của Liên minh châu Âu (TCE). Kết quả là một chiến thắng dành cho phe phản đối, với 55% cử tri bác bỏ hiệp ước với tổng số 69% cử tri đi bầu, đây là một thất bại to lớn của Chirac và đảng UMP, cũng như phe trung tả ủng hộ TCE.

Chính sách đối ngoại

Jacques Chirac với George W. Bush. Chirac ca ngợi việc bắt giữ Saddam nhưng có lập trường phản đối cuộc chiến.

Cùng với Gerhard Schröder, Chirac là một trong những lãnh đạo hàng đầu lên tiếng phản đối cách cư xử của chính quyền Bush với Iraq. Dù có sức ép lớn của Hoa Kỳ, Chirac đã đe doạ phủ quyết, một nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, ở thời điểm nó được đưa ra, sẽ cho phép sử dụng vũ lực loại bỏ cái gọi là vũ khí huỷ diệt hàng loạt tại Iraq, và yêu cầu các chính phủ khác ủng hộ quan điểm của mình. "Iraq ngày nay không phải là một mối đe doạ trước mắt khiến cần phải có một cuộc chiến lập tức", Chirac nói ngày 18 tháng 3 năm 2003. Chirac sau đó trở thành mục tiêu tấn công của nhiều nhà bình luận Anh và Mỹ ủng hộ những quyết định của Bush và Tony Blair. Thủ tướng đương nhiệm Dominique de Villepin đã có được sự ủng hộ của dân chúng cho bài phát biểu chống chiến tranh của ông tại Liên hiệp quốc (UN). Tuy nhiên, sau những tranh cãi liên quan tới các black sites của CIA và chương trình extraordinary rendition, báo chí phát hiện các lực lượng đặc biệt của Pháp đã phối hợp với Washington ở cùng thời điểm Villepin phản đối chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.

Sau khi lãnh đạo Togo Gnassingbé Eyadéma chết ngày 5 tháng 2 năm 2005, Chirac đã bày tỏ lòng thương tiếc và ủng hộ con trai ông, Faure Gnassingbé, người kế vị cha từ thời điểm ấy.[16]

Ngày 19 tháng 1 năm 2006, Chirac nói rằng Pháp đang chuẩn bị tung ra một cuộc tấn công hạt nhân chống lại bất kỳ quốc gia nào bảo trợ tấn công khủng bố chống lại các lợi ích của Pháp. Ông nói kho vũ khí hạt nhân của Pháp đã được tái định dạng để có khá năng thực hiện một cuộc tấn công trả đũa chủ nghĩa khủng bố.[35]

Chirac và George W. Bush tại Hội nghị thượng đỉnh G8 lần thứ 27, 21 tháng 7 năm 2001.

Tháng 7 năm 2006, G8 họp để bàn thảo về các lo ngại về năng lượng quốc tế. Dù có sự gia tăng nhận thức về các vấn đề ấm lên toàn cầu, G8 tập trung vào các vấn đề "an ninh năng lượng". Chirac tiếp tục là cá nhân bên trong Hội nghị thượng đỉnh G8 lên tiếng ủng hộ hành động quốc tế đối phó với sự ấm lên toàn cầu và những lo ngại về thay đổi khí hậu. Chirac cảnh báo rằng "nhân loại đang nhảy múa trên một núi lửa" và kêu gọi những hành động nghiêm túc của lãnh đạo các quốc gia công nghiệp hoá.[36]

Jacques Chirac câu cá với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một nhà hàng ở Saint Petersburg, 2001

Tình trạng bất ổn dân sự năm 2005 và các cuộc phản đối CPE

Sau những cuộc phản kháng lớn của sinh viên vào mùa xuân năm 2005, và tiếp đó là tình trạng bất ổn dân sự vào mùa thu năm 2005 sau cái chết của hai thanh niên tại Clichy-sous-Bois, một trong những khu vực nghèo nhất của Pháp ở ngoại ô Paris, Chirac đã rút lại chương trình Hợp đồng Lao động Đầu tiên (CPE) đã được đề xuất bằng cách "ban hành [nó] mà không áp dụng nó", một hành động chưa từng có và, theo một số cáo buộc, bất hợp pháp để xoa dịu những cuộc phản kháng trong khi vẫn giữ được lời nói, và vì thế vẫn tiếp tục sự ủng hộ của ông dành cho Thủ tướng Dominique de Villepin.

Vụ Clearstream

Xem thêm thông tin: Clearstream

Trong tháng 4 và tháng 5 năm 2006, chính quyền Chirac gặp rắc rối bởi một vụ khủng hoảng bởi Thủ tướng mà ông lựa chọn, Dominique de Villepin, bị buộc tội yêu cầu Philippe Rondot, một điệp viên hàng đầu của Pháp, bí mật điều tra đối thủ chính trị hàng đầu của mình, Nicolas Sarkozy, vào năm 2004. Vấn đề này đã được gọi là Vụ Clearstream thứ hai. Ngày 10 tháng 5 năm 2006, sau một cuộc họp Nội các, Chirac đã có một lần xuất hiện hiếm hoi trên truyền hình tìm cách bảo vệ Villepin khỏi vụ scandal và bác bỏ những cáo buộc rằng chính Chirac đã lập một tài khoản ngân hàng tại Nhật với 300 triệu franc năm 1992 khi còn làm Thị trưởng Paris.[37] Chirac đã nói rằng "Nền Cộng hoà không phải là một chế độ độc tài của những lời đồn đoán, một chế độ độc tài của sự vu khống."[38]

Thông báo không tranh cử nhiệm kỳ ba

Trong một chương trình TV được ghi từ trước phát sóng ngày 11 tháng 3 năm 2007, Jacques Chirac đã thông báo, trong một hành động được dự đoán từ trước, rằng ông sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống Pháp thứ ba. "Phục vụ nước Pháp, và phục vụ hoà bình, là điều tôi đã cam kết cả đời mình", Chirac nói, thêm rằng ông sẽ tìm kiếm những cách mới để phục vụ nước Pháp sau khi rời nhiệm sở. Ông không giải thích những lý do cho quyết định này.[39] Trong chương trình truyền hình, Chirac đã không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên nào đang chạy đua, nhưng đã dành nhiều phút để phát biểu chống lại chính trị cực hữu được cho là ám chỉ tới việc cử tri không nên bỏ phiếu cho Jean-Marie Le Pen và một sự gợi ý dành cho Nicolas Sarkozy không lên hướng chiến dịch tranh cử của mình theo các chủ đề có liên quan truyền thống tới Le Pen.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Jacques_Chirac http://www.theage.com.au/articles/2002/04/24/10194... http://english.people.com.cn/200410/10/eng20041010... http://www.angus-reid.com/polls/index.cfm/fuseacti... http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=10000085&si... http://www.boston.com/news/packages/iraq/globe_sto... http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?... http://www.highbeam.com/doc/1P2-10722229.html http://www.ldainfos.com/politique/presidentielle_2... http://www.nationalreview.com/comment/comment-tahe... http://www.saintolav.com/grandcrossawards/headsofs...